Truy cập nội dung luôn

Cùng nỗ lực, vượt thách thức, đón thời cơ, phục hồi nền kinh tế

09/05/2020 14:48    470

Đó là chủ đề Hội nghị giữa Thủ tướng Chinh phủ Nguyễn Xuân Phúc với doanh nghiệp sáng ngày 09-5. Tham dự tại điểm cầu tỉnh Quảng Ngãi có đồng chí Lê Viết Chữ, Bí thư Tỉnh ủy và các đồng chí lãnh đạo UBND tỉnh; lãnh đạo các sở ngành, địa phương, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Hội nghị được truyền hình trực tuyến với 63 điểm cầu địa phương, 30 điểm cầu các bộ, ngành và truyền hình trực tiếp trên Đài Truyền hình Việt Nam.Khoảng 800.000 doanh nghiệp trên toàn quốc, trên 5 triệu hộ kinh doanh và Nhân dân cả nước có thể theo dõi.

 

Điểm cầu tỉnh Quảng Ngãi

 

Khó khăn, thách thức do dịch Covid-19

 

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trước khi diễn ra hội nghị, Bộ đã thực hiện khảo sát, ghi nhận ý kiến gần 130.000 doanh nghiệp. Kết quả cho thấy khoảng 86% doanh nghiệp bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19, các doanh nghiệp có quy mô càng lớn thì tỷ lệ chịu tác động tiêu cực từ dịch Covid-19 càng cao. Doanh thu quý I của các doanh nghiệp giảm mạnh xuống còn 74,1% so với cùng kỳ năm trước.

Một trong những khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp hiện nay là thiếu vốn, đặc biệt là vốn lưu động. Có trên 45% số doanh nghiệp đang bị thiếu hụt nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh, trong đó khu vực doanh nghiệp nhà nước là nhóm có tỷ lệ thiếu hụt nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh cao nhất, với gần 50% số doanh nghiệp.


Khó khăn về thị trường, nguồn thu, dòng tiền đã khiến nhiều doanh nghiệp buộc phải sử dụng các biện pháp liên quan đến lao động: gần 30% doanh nghiệp áp dụng giải pháp cắt giảm lao động; trên 21% doanh nghiệp cho lao động nghĩ không lương và gần 19% doanh nghiệp giảm lương lao động.


Thu hút đầu tư nước ngoài trong quý I năm 2020 cũng bị giảm cả về số lượng và tổng vốn đầu tư đăng ký. Tính đến hết ngày 20/3/2020, tổng vốn đầu tư đăng ký có yếu tố nước ngoài (bao gồm cả FDI) đạt gần 8,55 tỷ USD, bằng 79,1% so với cùng kỳ năm 2019.

 

Các số liệu về tình hình đăng ký doanh nghiệp trong 4 tháng đầu năm 2020 cũng cho thấy, những diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid19 đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của toàn bộ khu vực doanh nghiệp, thế hiện ở việc giảm mạnh về số doanh nghiệp thành lập mới (giảm 13 ,2% so với cùng kỳ năm 2019), quy mô doanh nghiệp bị thu hẹp; số doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn tăng mạnh (tăng 33,6°% so với cùng kỳ 2019).

 

 

Các giải pháp, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đã phát huy hiệu quả

 

Thời gian qua, nhiều chính sách, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó với dịch covid-19 đã được triển khai quyết liệt giúp doanh nghiệp và đạt những kết quả đáng khích lệ.

 

Theo kết quả khảo sát, đa số các doanh nghiệp đánh giá rất cao nỗ lực của Chính phủ khi đã kịp thời đưa ra các giải pháp hỗ trợ để giúp doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn. 88% doanh nghiệp đánh giá các nhóm giải pháp Chính phủ ban hành vừa qua theo Chỉ thị số ll/CT-TTg là phù hợp. Trong đó, giải pháp “Không điều chỉnh tăng giá trong quý I, quý II năm 2020 đối với các mặt hàng là đầu vào cho sản xuất do nhà nước kiểm soát giá” và giải pháp “Miễn, giãn, giảm lãi suất vay, phí ngâm hàng” được nhiều doanh nghiệp ủng hộ nhất.

Phần lớn các doanh nghiệp cũng đánh giá tích cực về các giải pháp “Gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất”, “Cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian xét duyệt hồ sơ vay vốn”, “Cơ cấu lại thời hạn trả nợ và các khoản nợ”; “Miễn, giảm phí dịch vụ thanh toán điện tử”, “Đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu và tìm thị trường mới”, “Giảm thủ tục hành chính và chi phí logistics”,…

Nỗ lực thích ứng của cộng đồng doanh nghiệp

 

Trong thời gian khó khăn vừa qua, cộng đồng DN Việt Nam đã đang phát huy tinh thần vượt khó, tự lực, tự cường, nỗ lực duy trì sản xuất kinh doanh và việc làm cho người lao động.


Theo kết quả của một số cuộc khảo sát gần đây cho thấy, các doanh nghiệpViệt Nam chủ động với các giải pháp để khắc phục những tác động tiêu cực của dịch bệnh như áp dụng giờ làm linh hoạt; cắt giảm chi phí sản xuất, rà soát, tìm kiếm nguồn cung ứng nguyên vật liệu thay thế; tích cực tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là khai thác thị trường nội địa, nhanh nhạy nắm bắt cơ hội kinh doanh mới; ứng dụng công nghệ số trong sản xuất kinh doanh;.. ..

 

Cơ hội để doanh nghiệp phục hồi, phát triển


Theo phân tích của các chuyên gia kinh tế tại hội nghị, cùng với các chính sách, giải pháp tháo gỡ được ban hành, triển khai quyết liệt, hiện nay, uy tín và vị thế của Việt Nam đang được cộng đồng quốc tế đánh giá cao qua những thành công đạt được từ công cuộc phòng, chống đại dịch Covid-l9 vừa qua. Đây là cơ hội “vàng” để thế giới biết tới Việt Nam với lợi thế đặc biệt về “sự tin cậy chiến lược”, là điểm đến đầu tư an toàn và sẵn sàng đón nhận các dòng vốn chuyển dịch tới Việt Nam.


Trong bối cảnh tình hình dịch Covid-l9 vẫn đang có những diễn biến rất phức tạp tại nhiều quốc gia trên thế giới, thì việc kiểm soát tốt dịch bệnh ở Việt Nam đã tạo lợi thế rất lớn để có thế đi trước một bước trong công cuộc phục hồi nền kinh tế, thiết lập vị trí mới trên trường quốc tế.

 

Tác động từ dịch Covid19 tạo ra nhận thức mới, xu hướng chuyển dịch trong thị hiếu tiêu dùng, giao dịch thương mại mới trên nguyên tắc từ xa, hạn chế tiếp xúc; xuất hiện các ngành nghề kinh doanh trực tuyến mới dựa trên kinh tế số,tạo ra thay đổi về cầu đối với một số sản phẩm, dịch vụ thiết yếu như chế biến thực phẩm; y tế, hoá dược phẩm, chuyển đổi số, e-logistics...; đem lại cơ hội thị trường mới cho các doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng để tái cơ cấu sản xuất, hình thành các chuỗi giá trị mới và phát triển bứt phá.


Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam nhìn nhận, sát hạch lại năng lực thực sự, sức chống chịu, thích ứng trước biến cố thị trường, an ninh phi truyền thống; rà soát, đánh giá, cơ cấu lại nguồn nguyên vật liệu, khách hàng và tìm ra hướng đi mới chủ động hơn, xây dựng phương án đổi mới mô hình sản xuất, chiến lược kinh doanh mới nhanh chóng nắm bắt tín hiệu, nhu cầu mới của thị trường.

 

Khôi phục nền kinh tế là nhiệm vụ trọng yếu, cấp bách

 

Ảnh: VGP

 

Tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ và các bộ ngành nhấn mạnh, hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp, coi việc thực hiện các giải pháp, chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện phát triển doanh nghiệp và khôi phục nền kinh tế là nhiệm vụ trọng yếu, cấp bách, cần sự vào cuộc của toàn bộ hệ thống chính trị như đối với công cuộc phòng, chống dịch Covid-19 trong thời gian qua.

 

Bên cạnh việc thực hiện hiệu quả các giải pháp đã được ban hành, tại hội nghị các bộ ngành cũng đề xuất nhiều giải pháp, sáng kiến giúp doanh nghiệp và nền kinh tế nhanh chóng phục hồi như:phục hồi chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị bị đứt gẫy; xây dựng, phát triển chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị mới; kích cầu phát triển thị trường nội địa; đẩy mạnh hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại, đầu tư; hỗ trợ phục hồi, đổi mới hoạt động sản xuất kinh doanh gắn với việc làm và nuôi dưỡng nguồn thu cho ngân sách; nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, phát triển nhân lực, khởi nghiệp sáng tạo; hỗ trợ chuyển đổi số, phát triển kinh tế số,…

 

6 đề nghị với doanh nghiệp

Về phía doanh nghiệp, tiếp tục nêu cao tinh thần dân tộc, phát huy tính chủ động tự lực, tự cường, nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, chủ động đổi mới mô hình sản xuất kinh doanh, tái cấu trúc doanh nghiệp, tạo ra các chuỗi liên kết, tạo chuỗi giá trị mới, củng cố mở rộng thị trường,…

 

Tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ đưa ra 6 đề nghị đối với doanh nghiệp: Một là yêu Tổ quốc, vì làm việc gì mà không nghĩ đến Tổ quốc thì không thể thành doanh nghiệp lớn được. Thứ hai là đoàn kết, vì mất đoàn kết là tự mình làm yếu mình, cần hợp tác với nhau. Thứ ba, không nản chí vì nản chí là tự mình bỏ cuộc. Thứ tư là năng động, quyết đoán, vì thụ động, lưỡng lự là tự mình đánh mất cơ hội. Thứ năm là sáng tạo vì thiếu sáng tạo là tự mình tụt lại phía sau. Thứ sáu, cần có niềm tin vì không có niềm tin là tự mình chối bỏ mình.

P.V

Tin liên quan

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH QUẢNG NGÃI

Địa chỉ: 52 Hùng Vương, Nguyễn Nghiêm, Quảng Ngãi

Điện thoại Ban Biên tập: 0255 3712 135 - Fax: 0255 3 822 217 - Email: bbt@quangngai.gov.vn

Trưởng Ban Biên tập: Nguyễn Quốc Việt - Chánh Văn phòng UBND tỉnh Quảng Ngãi

Bản quyền thuộc về Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Quảng Ngãi.

Ghi rõ nguồn 'Cổng Thông tin điện tử tỉnh Quảng Ngãi' khi phát hành lại thông tin từ các nguồn này