Tăng cường công tác quản lý, bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao do UBND cấp huyện quản lý
10/05/2022
Chủ tịch UBND tỉnh vừa có Công văn số 2109/UBND-KTN chỉ đạo về tăng cường công tác quản lý, bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, quản lý, sử dụng đất hành lang an toàn đường bộ, đường sắt do UBND cấp huyện quản lý.
Theo đó, đối với đường bộ, yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố hằng năm, ưu tiên bố trí ngân sách để thực hiện công tác quản lý, bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông trên các tuyến đường theo quy định tại khoản 7 Điều 29 Quyết định số 15/2015/QĐ-UBND ngày 14/4/2015 của UBND tỉnh, nhất là kinh phí quản lý, bảo dưỡng thường xuyên và sửa chữa, bổ sung hệ thống báo hiệu đường bộ, sửa chữa gia cố kịp thời các vị trí có nguy cơ thiệt hại nặng gây đứt đường ách tắc giao thông khi mưa lớn kéo dài.
Chỉ đạo lực lượng có chức năng tăng cường xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về quy tắc giao thông đường bộ, quy định về phương tiện tham gia giao thông đường bộ như: Chạy quá tốc độ cho phép, chở vật liệu (gỗ dăm, cát, đất, đá,...) rơi vãi xuống mặt đường, chở hàng quá tải, quá khổ,...; đồng thời kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp đổ, xả rác thải không đúng nơi quy định. Chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu để xảy ra tình trạng hư hỏng công trình đường bộ gây mất an toàn giao thông,…
Đối với đường sắt, UBND các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương triển khai thực hiện Kế hoạch số 82/KH-UBND ngày 03/6/2021 của UBND tỉnh về việc thực hiện Quyết định số 358/QĐ-TTg ngày 10/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đảm bảo trật tự hành lang an toàn giao thông và xử lý dứt điểm lối đi tự mở qua đường sắt trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi; trong đó, ưu tiên các danh mục thực hiện thu hẹp, giảm, xóa bỏ các lối đi tự mở đường sắt qua địa phận do địa phương quản lý vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 để sớm triển khai thực hiện nhằm đảm bảo tiến độ Đề án.
Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đường sắt, đường bộ đến các tầng lớp Nhân dân, đặc biệt các hộ dân sống dọc hai bên đường sắt; khi làm thủ tục cấp đất cho doanh nghiệp và người dân cần tính đến phương án đảm bảo an toàn giao thông khi đưa vào khai thác theo quy định của pháp luật về đường sắt; khi quy hoạch các khu dân cư cần lưu ý để không vi phạm đến hành lang an toàn giao thông đường sắt, đường bộ. Rà soát, bổ sung đầy đủ hệ thống báo hiệu đường bộ, vạch dừng, gờ giảm tốc, gồ giảm tốc trên phần đường bộ do địa phương quản lý tại các đường ngang theo đúng quy định.
Ngoài ra, các địa phương chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng quản lý đường sắt, đường bộ giải tỏa tầm nhìn cho cả hai phía đường bộ và đường sắt tại các vị trí đường ngang, lối đi tự mở tiềm ẩn tai nạn giao thông; tổ chức rào chắn các lối đi tự mở không đảm bảo an toàn. Cương quyết không để phát sinh thêm lối đi tự mở, trong thời gian chờ xóa bỏ, bố trí nhân lực cảnh giới tại các lối đi tự mở có nguy cơ cao xảy ra tai nạn giao thông.
B.T
Tin liên quan
-
Triển khai cấp sổ danh bạ thuyền viên tàu cá theo mẫu mới
-
Báo cáo việc thực hiện quản lý, sử dụng tài sản công
-
Hỗ trợ chi phí mai táng người tử vong do dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh
-
Khẩn trương hoàn thành lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá chiều dài từ 15m trở lên
-
Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm
-
Triển khai cho vay các chương trình tín dụng chính sách ưu đãi theo Nghị quyết số 11 của Chính phủ
-
Chỉ đạo giải quyết khó khăn, vướng mắc trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng
-
Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trên không gian mạng
-
Tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2022 - 2025
-
Quy định mức thu nhập thấp trên địa bàn tỉnh