Tiếp tục tập trung cải cách hành chính và nâng
cao chỉ số năng lực cạnh tranh
Văn phòng UBND tỉnh vừa có Thông báo kết
luận của đồng chí Trần Ngọc Căng, Chủ tịch UBND tỉnh tại phiên họp đánh
giá tình hình, kết quả thực hiện 9 tháng đầu năm 2018 và trách nhiệm
phối hợp giữa các sở, ngành, địa phương trong việc triển khai các nhiệm vụ cải
cách hành chính và nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.
Theo đó, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm từ nay
đến cuối năm 2018, đối với công tác cải cách thể chế, Chủ tịch UBND tỉnh Trần
Ngọc Căng yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban ngành, Chủ tịch UBND các
huyện, thành phố chú ý rà soát văn bản có nội dung chưa phù hợp với thực
tiễn địa phương, trình UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung hoặc kiến nghị sửa đổi bổ
sung cho phù hợp.
Đối với công tác cải cách thủ tục hành chính, tập trung
rà soát để cắt giảm, bãi bỏ các thủ tục không cần thiết; chú ý đảm bảo quy
trình của từng loại thủ tục hành chính khoa học, phù hợp với điều kiện địa
phương, đơn vị và quy định của cơ quan nhà nước cấp trên. Giám sát thời gian
giải quyết thủ tục hành chính của cán bộ, công chức. Nếu kéo dài thời gian quá
lâu, cần yêu cầu cán bộ, công chức giải trình và có hình thức xử lý nghiêm túc.
Về cải cách tổ chức bộ máy: Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở
Nội vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu UBND tỉnh thí điểm
hợp nhất các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh.
Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các
huyện, thành phố tập trung chỉ đạo hoàn thành việc sắp xếp, các đơn vị sự
nghiệp công lập theo Quyết định 449/QĐ-UBND ngày 28/6/2017 về việc phê duyệt Đề án sắp xếp
đổi mới các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn
2017-2025 và Kế hoạc số 82/KH-UBND ngày 04/6/2018 của UBND tỉnh về việc thực hiện
Nghị quết 08/NQ-CP ngày 28/01/2018 của Chính phủ và Kế hoạch 126-KH/TU ngày
05/4/2018 thực hiện Nghị quyết 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống quản lý và tổ chức, nâng cao
chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.
Chậm nhất ngày 31/11/2018, các sở, ban, ngành địa
phương phải hoàn thành việc phê duyệt đề án vị trí việc làm các đơn vị sự
nghiệp công lập theo thẩm quyền và phân cấp quản lý.
Đối với các đơn vị trong tiến trình sáp nhập: Chỉ kiện
toàn chức danh lãnh đạo quản lý sau khi sáp nhập hoàn thành, không để xảy ra
tình trạng dôi dư cán bộ lãnh đạo, quản lý sau sáp nhập.
Về cải cách tài chính công: Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở
Tài chính chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương liên quan rà
soát, đôn đốc nhắc nhở và có ý kiến tham gia bằng văn bản để cơ quan có thẩm
quyền quyết định giao quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp công lập theo thẩm
quyền. Chậm nhất đến ngày 31/12/2018, các sở, ban ngành và địa phương
phải hoàn thành việc giao quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp công lập theo
thẩm quyền và phân cấp quản lý.
Về hiện đại hóa nền hành chính: Chủ tịch UBND tỉnh
giao Sở Thông tin và Truyền thông tiếp tục hướng dẫn các cơ quan, đơn vị
trên địa bàn tỉnh tiến hành nâng cấp trang thông tin của các cơ quan,
đơn vị trên địa bàn tỉnh đáp ứng đầy đủ yêu cầu theo quy định tại
Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ. Thủ trưởng các
sở, ban ngành, địa phương cần quan tâm cải thiện, bố trí nguồn lực cần thiết,
trang bị cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu hiện đại hóa nền hành chính tại cơ
quan, đơn vị.
Bên cạnh đó, Chủ tịch UBND tỉnh cũng yêu cầu Thủ
trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố tích cực, quan
tâm hỗ trợ nhà đầu tư trong công tác hoàn chỉnh thủ tục đầu tư, công tác bồi
thường, giải phóng mặt bằng, thường xuyên theo dõi giải quyết khó khăn vướng
mắc cho nhà đầu tư; với mục tiêu là tập trung thu hút các nhà đầu tư trong và
ngoài nước vào đầu tư kinh doanh tại tỉnh Quảng Ngãi, góp phần phát triển kinh
tế xã hội của tỉnh trong thời gian đến,...
Tiếp tục tập trung phát triển kinh tế - xã hội
trên địa bàn 06 huyện miền núi
Chủ tịch UBND tỉnh vừa có văn bản yêu
cầu Thủ trưởng các sở, ban ngành và UBND các huyện miền núi nêu cao tinh thần
trách nhiệm, chủ động quán triệt và tiếp tục triển khai thực hiện tốt các nội
dung chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội,
phấn đấu giảm nghèo nhanh và bền vững trên địa bàn 06 huyện miền núi của
tỉnh.
Trong đó, lưu ý tiếp tục rà soát và triển khai thực
hiện những nội dung, giải pháp, nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết số
37/2016/NQ-HĐND ngày 14/12/2016 của HĐND tỉnh và Quyết định số 135/QĐ-UBND ngày
13/02/2017 của UBND tỉnh về phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình MTQG giảm
nghèo bền vững tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2016-2020 và các văn bản chỉ đạo có
liên quan của Trung ương, của tỉnh trong thời gian qua.
Bám sát vào các chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ
yếu giai đoạn 2016-2020 tại Kết luận số 31-KL/TU ngày 27/4/2016 của Hội nghị
Tỉnh ủy lần thứ ba và Kết luận số 628-KL/TU ngày 09/7/2018 của Hội nghị Tỉnh ủy
lần thứ mười hai, khóa XIX, chủ động quán triệt thực hiện và rà soát, kiểm tra
và kịp thời tham mưu chỉ đạo điều chỉnh, bổ sung các mục tiêu, chỉ tiêu vào các
cơ chế, chính sách, đề án, kế hoạch về phát trien kinh tế - xã hội, công tác
giảm nghèo bền vững,... đảm bảo kịp thời, phù hợp với điều kiện thực tế trên
địa bàn các huyện miền núi và các quy định hiện hành của Nhà nước.
Thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát và đôn đốc
việc tổ chức thực hiện tại cơ sở; trong quá trình triển khai thực hiện nếu gặp
khó khăn, vướng mắc, kịp thời tham mưu, đề xuất UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo xử
lý theo quy định.
Chủ động ứng phó, phòng ngừa thiên tai năm 2018
Văn phòng UBND tỉnh vừa có Thông báo kết
luận của đồng chí Nguyễn Tăng Bính - Phó Chủ tịch Thường trực UBND
tỉnh tại buổi kiểm tra công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm
2018 trên địa bàn các huyện: Sơn Tây, Sơn Hà, Tây Trà, Trà Bồng.
Theo đó, để chủ động ứng phó,
phòng ngừa thiên tai năm 2018, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh yêu cầu
UBND các huyện: Sơn Tây, Sơn Hà, Tây Trà, Trà Bồng thực hiện nghiêm túc, đầy đủ
Chỉ thị số 15/CT-UBND ngày 20/8/2018 của Chủ tịch UBND tỉnh về phòng chống
thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2018 trên địa bàn tỉnh.
Tiếp tục tập trung triển
khai và hoàn thiện Phương án, không lơ là, chủ quan đối với các loại hình thiên
tai. Chú ý công tác thông tin về tình hình thiên tai đến các Ban Chỉ huy các
cấp, đặc biệt là thông tin đến từng hộ dân. Thực hiện mua sắm và trang bị ngay
loa phát thanh cầm tay cho các thôn, bản. Đối với các vùng trũng thấp thường
xuyên bị ngập nước cần trang bị ghe, xuồng chèo thủ công phù hợp với thực tiễn
địa hình và mưa, lũ của địa phương. Tuyên truyền, vận động các tiêu thương kinh
doanh ở địa phương chủ động tích trữ lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cần
thiết để cung ứng cho người dân khi có bão, lũ xảy ra.
Kiểm tra phương án phòng
chống thiên tai cấp xã cần rà soát lại lực lượng cụ thể. Các trang thiết bị đã
mua sắm cần kiểm tra, vận hành định kỳ theo quy định.
Tổ chức trực ban đầy đủ,
nghiêm túc, bố trí trực lãnh đạo Ban chỉ huy PCLB&TKCN các cấp để kịp thời
xử lý tình huống khi có bão lũ gây ra. Phân công lực lượng canh gác, cảnh báo
tại các vị trí nguy hiểm (lở núi, ngầm, tràn, bến đò,..) khi có mưa lớn, lũ xảy
ra.
Báo cáo chính xác, kịp thời
về công tác phòng, chống thiên tai, khắc phục thiệt hại tại địa phương, đơn vị;
chủ động huy động vật tư, phương tiện tại chỗ để hỗ trợ cộng đồng. Các huyện
chủ động sử dụng kinh phí dự phòng ngân sách huyện năm 2018 để sửa chữa kịp
thời các công trình cung cấp nước sinh hoạt, mua sắm lương thực, nhu yếu phẩm
cần thiết, các trang thiết bị phục vụ công tác phòng chống thiên tai trên địa
bàn huyện.
Đối với việc khắc phục sạt
lở tại khu tái định cư, khu dân cư, UBND các huyện thuê đơn vị tư vấn đủ năng
lực xác định nguyên nhân sạt lở, trên cơ sở đó xây dựng phương án xử lý. Theo
dõi chặt chẽ diễn biến sạt lở để kịp thời cảnh báo, di dời dân đến nơi an toàn.
Bên cạnh đó, quản lý, vận
hành hồ chứa nước thủy diện theo đúng quy định,...
Đẩy nhanh việc hỗ trợ nhà ở cho người có công
trên địa bàn tỉnh
Theo Sở Xây dựng, kết quả thực hiện hỗ trợ cho các hộ
gia đình có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh tương đối tốt, đến 9/2018 đạt
trên 60% khối lượng xây dựng hoàn thành, đặc biệt có nhiều địa phương có kết
quả giải ngân cao trên 80%.
Tuy nhiên, vướng mắc hiện nay là tại địa phương phát
sinh thêm các đối tượng ngoài đề án đã phê duyệt và hộ gia đình có tên trong đề
án nhưng đã nhận tiền từ nguồn hỗ trợ khác.
Để đảm bảo tiến độ thực hiện việc hỗ trợ nhà ở cho
người có công trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu UBND các huyện, thành phố tập trung giải quyết các
vướng mắc và thực hiện hỗ trợ theo các nguyên tắc: Nguồn kinh phí được UBND
tỉnh phân bổ theo Quyết định 371/QĐ-UBND ngày 02/3/2018 chỉ được hỗ trợ cho các
hộ trong Đề án đã được phê duyệt.
Đối với trường hợp thuộc diện được hỗ trợ nhưng đã
chết mà vợ (hoặc chồng) còn sống thì được hỗ trợ theo mức quy định tại
Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày
26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ để xây dựng mới hoặc sửa chữa, cải tạo nhà ở.
Đối với trường hợp chuyển đổi hình thức từ sửa chữa
sang xây mới hoặc ngược lại mà không làm phát sinh thêm kinh phí thì UBND các
huyện, thành phố tự điều chỉnh và tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
Đối với trường hợp hiện nay phát sinh ngoài Đề án đã
được phê duyệt, UBND các huyện, thành phố tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh chậm nhất
đến ngày 05/11/2018. Không được tiếp tục thực hiện hỗ trợ đối với
các hộ phát sinh ngoài Đề án đã được phê duyệt.
Đối với các hộ gia đình thuộc diện được hỗ trợ trong
Đề án chưa khởi công xây dựng nhà ở, UBND các huyện, thành phố chỉ đạo UBND xã,
phường, thị trấn và các hội đoàn thể vận động, hỗ trợ và yêu cầu các hộ gia
đình thực hiện khởi công trong năm 2018.
Đối với các trường hợp mà cả người có công và vợ
(chồng) người đó đều đã mất, hiện nay con của họ đang sinh sống tại nhà ở đó
thực sự có khó khăn về nhà ở, UBND các huyện, thành phố xem xét và linh hoạt xử
lý.
UBND các huyện, thành phố tập trung chỉ đạo và triển
khai đồng bộ các giải pháp nêu trên để đẩy nhanh tiến độ thực hiện việc hỗ trợ
nhà ở cho người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số
22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ; đảm bảo tiến độ giải
ngân của mỗi địa phương đến ngày 31/12/2018 phải hoàn thành đạt tỷ lệ trên 90%.
Chủ tịch UBND tỉnh cũng giao Sở Xây dựng chủ trì, phối
hợp với các Sở, ngành tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra tình hình
thực hiện Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; đồng thời, phối
hợp với các cơ quan, đơn vị kiểm tra, đôn đốc các địa phương thực hiện nội dung
trên; kịp thời báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh theo dõi, chỉ đạo.
Mộ Đức cần nhân rộng các mô hình nuôi ốc hương
và hải sâm
Đó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Trần
Ngọc Căng tại Thông báo kết
luận về một số nhiệm vụ
trọng tâm cần tập trung thực hiện trong phát triểnkinh tế - xã hội trên địa
bàn huyện Mộ Đức trong thời gian đến.
Theo đó, Chủ tịch
UBND tỉnh yêu cầu huyện Mộ Đức tập
trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm như: Rà soát tất cả các mục tiêu, nhiệm vụ năm
2018, phấn đấu thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, an ninh, quốc
phòng đề ra; đôn đốc, chỉ đạo thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ chưa hoàn thành.
Tập trung thực hiện có hiệu quả Đề án tái cơ cấu
ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện, phát triển giống cây trồng, vật nuôi có
giá trị kinh tế cao; tập trung thực hiện công tác dồn điền đổi thửa; đẩy mạnh
công tác khuyến nông, nhân rộng mô hình nuôi trồng thủy sản vừa có hiệu quả
kinh tế vừa đảm bảo môi trường như mô hình nuôi ốc hương và hải sâm; có cơ chế,
chính sách phù hợp để hỗ trợ nhà đầu tư, nhất là hỗ trợ đầu tư hạ tầng đến hàng
rào dự án.
Đẩy nhanh tiến độ thi công công trình và giải ngân vốn
đầu tư xây dựng cơ bản năm 2018 theo đúng kế hoạch và chỉ đạo của UBND tỉnh tại
Công văn số 6406/UBND-TH ngày
19/10/2018, nhất là vốn chuyển tiếp năm 2017 sang năm 2018; tăng cường thu ngân
sách, chống thất thu thuế, thu tốt thuế tài nguyên môi trường, thu tiền sử dụng
đất.
Đẩy mạnh thực hiện chương trình xây dựng nông thôn
mới, năm 2018 xây dựng 02 xã, năm 2019-2020 xây dựng 06 xã đạt chuẩn nông thôn
mới; trong đó phải đặc biệt chú ý phát triển sản xuất, tăng thu nhập và nâng
cao đời sống cho người dân; đầu tư xây dựng theo đúng quy định, giảm nợ đọng xây
dựng cơ bản.
Đẩy mạnh xúc tiến, kêu gọi, thu hút đầu tư công nghiệp
chế biến nông nghiệp công nghệ cao, dịch vụ du lịch, thương mại,...tạo điều
kiện thuận lợi để các dự án sớm triển khai thực hiện; huy động các nguồn
lực để đầu tư cơ sở hạ tầng Cụm công nghiệp, chú ý hệ thống xử lý nước thải đảm bảo an toàn
môi trường. Việc đầu tư hạ tầng giao thông trên địa bàn huyện phải tính toán
kết nối với đường ven biển Dung Quất - Sa huỳnh.
Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu huyện tổ chức lập quy hoạch
nghĩa địa tập trung ở các xã ven biển, nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Cân đối,
phân bổ kinh phí từ các nguồn để đầu tư xây dựng, sửa chữa cơ sở vật chất các
trường lớp học trên địa bàn, phấn đấu đạt trường chuẩn quốc gia và giữ chuẩn
theo quy định. Thực hiện tốt chế độ, chính sách đối với người có công cách
mạng; đẩy nhanh tiến độ và hoàn thành kế hoạch xây dựng nhà ở cho người có công
với cách mạng.
Đồng thời, triển khai thực hiện có hiệu quả các Kế
hoạch, Đề án về sắp xếp các cơ quan hành chính nhà nước; sắp xếp, đổi mới, nâng
cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2017-2025;
vị trí việc làm và giao kinh phí tự chủ,... trên địa bàn huyện nhằm kiện toàn
tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý hành chính nhà nước.
Chủ tịch UBND tỉnh cũng giao các
sở, ngành nghiên cứu, đề xuất UBND tỉnh xem xét, quyết định hỗ trợ huyện một
phần kinh phí đầu tư xây dựng hạ tầng tại các vùng sản xuất, chế biến nông
nghiệp công nghệ cao; bố trí kinh phí thực hiện các dự án chuyển tiếp; hỗ trợ
huyện giải quyết các vấn đề vướng mắc liên quan đến hành lang an toàn giao
thông, đất đai,...
Chỉ đạo liên quan đến quy hoạch và đề xuất đầu
tư Khu nghỉ dưỡng King Bay Sa Huỳnh
Chủ tịch UBND tỉnh vừa có văn bản cho
ý kiến liên quan đến quy hoạch chi tiết và đề xuất đầu tư Khu nghỉ dưỡng King
Bay Sa Huỳnh.
Theo đó, trong phạm vi gần 110ha Khu vực biển Châu
Me, thuộc quy hoạch phân khu 1/2000 Khu du lịch Sa Huỳnh mở rộng đang được Sở
Xây dựng thẩm định; tại Công văn 4012/UBND-KGVX ngày
05/7/2017, UBND tỉnh đã giới thiệu địa điểm đầu tư dự án Khu nghỉ dưỡng Châu Me
cho Công ty TNHH Dệt Đông Tiến Hưng với diện tích khoảng 10ha, phần diện tích
còn lại (khoảng 100ha), Công ty King Bay đề xuất đầu tư Khu nghỉ dưỡng King Bay
Sa Huỳnh và được Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định.
Để đồng bộ quy hoạch phân khu 1/2000 với quy hoạch chi
tiết xây dựng 1/500 của 02 dự án đề xuất đầu tư vào khu vực này, bảo đảm việc
kết nối hạ tầng đồng bộ, hài hòa về kiến trúc, tránh chồng lấn nên UBND tỉnh đã
thống nhất giao Công ty Kinh Bay (đơn vị đề xuất đầu tư chiếm 91% diện tích)
lập quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 toàn bộ Khu vực biển Châu Me (khoảng
110ha) để báo cáo Ban thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến trước khi quyết định chủ
trương đầu tư đối với 02 dự án.
UBND tỉnh giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp
với Sở Xây dựng và các đơn vị liên quan hướng dẫn Công ty King Bay lập quy hoạch
và hỗ trợ 02 Nhà đầu tư hoàn chỉnh đề xuất dự án theo tinh thần kết luận của
UBND tỉnh tại Thông báo số 272/TB-UBND ngày 21/9/2018 và chỉ đạo trên của Chủ tịch UBND
tỉnh, nhằm tạo sự thống nhất trong quá trình thực hiện; các nhà đầu tư đã có
chủ trương khảo sát đều có cơ hội đầu tư như nhau, song cần đồng bộ, hợp lý,
tiện ích và hiện đại; bảo đảm quy mô từng dự án phù hợp với năng lực tài chính
và ý tưởng của từng nhà đầu tư nhằm đẩy nhanh tiến độ, nhanh chóng đưa vào khai
thác phát huy hiệu quả đầu tư.
T.H (tổng hợp)